Chữa hóc Xương Cá bằng các thực phẩm đơn giản!

19:50 |
Trẻ nhỏ một khi bị hóc xương sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách xử lý đúng cách để nhanh chóng lấy xương cá ra an toàn.


Trẻ bị hóc xương rất nguy hiểm - Hình minh họa

Hóc xương là tình trạng xương vướn vào cuốn họng gây cảm giác đau, khó nuốt. Nếu vô tình trẻ nuốt phải miếng xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản là rất cao.


Các xương mành, chữ y  - Hình minh họa

Theo báo cáo, có nhiều trường hợp bị hóc xương gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch,... và những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thông thường nhiều người có thói quen cho trẻ nuốt cục cơm to, nuốt thức ăn hay uống nước liên tục nhằm làm miếng xương trôi xuống. Tuy nhiên, áp dụng những cách trên thì khả năng thành công không cao còn khiến trẻ buồn nôn, ho liên tục, thậm chí làm xương cắm sâu hơn vào họng rất khó xử lý.

Dưới đây, chúng tôi cung cấp cho các mẹ một số mẹo chữa hóc xương ngay tại nhà cực kỳ đơn giản và an toàn. Hãy cùng tham khảo qua nhé!

1. Chữa hóc xương bằng cam/ chanh





Những thực phẩm giúp ích khi bị hóc xương

Khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ có thể cho trẻ ngậm trong miệng 1 miếng vỏ cam hoặc miếng chanh sẽ làm xương cá mềm và tan vào nước bọt. Lưu ý: nên bóc sạch hạt chanh để tránh trẻ nuốt hạt vào bụng.

2. Chữa hóc xương bằng vitamin C

Cho trẻ ngậm 1 viên vitamin C cũng là cách hay khiến miếng xương cá dễ mềm và tan ra.

3. Chữa hóc xương bằng tỏi và đường


Những thực phẩm giúp ích khi bị hóc xương

Ngoài dùng cam, chanh, vitamin C chữa hóc xương, mẹ vẫn có thể lấy 1 nhánh tỏi đã bóc sạch vỏ rồi nhét vào ống lỗ mũi bên trái nếu vị trí hóc xương bên phải và ngược lại. Mùi tỏi khi xông vào mũi khiến trẻ mắc hắc xì, vô tình làm miếng xương bay ra.

Hay có thể cho chút đường vào ngậm trong miệng một lúc thì miếng xương cũng tự động trôi đi.

Với các phương pháp trên nên áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Lưu ý, nếu xương mắc vào cuốn họng quá to và sắc nhọn thì mẹ đừng nên tự xử lý mà hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, giảm thiếu tối đa tình trạng thủng mạch máu và thực quản trẻ.

Biện pháp phòng hóc xương cho trẻ:

- Cần bỏ hẳn thói quen chặt thịt lẫn xương để chế biến thức ăn. Thay vào đó, mẹ nên lọc thịt và xương riêng khi nấu ăn cho trẻ.

- Nhắc nhở trẻ không nên vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa trong lúc ăn.

- Nhai chậm, kỹ tránh ăn vội vàng để không làm nghẽn cuốn họng.
- Nếu ăn cá, mẹ nên gỡ xương cẩn thận hoặc nên xay nhuyễn cá để hạn chế tình trạng hóc xương ở trẻ nhỏ.


Theo: tin12.com

Trẻ mầm non, cần dạy những kỹ năng gì?

05:14 |

Bạn có tin vào câu nói “Gieo hành vi, gặt thói quen” không?


Với tôi, câu nói này rất đúng với trẻ em vì trẻ em có khả năng học hỏi, ghi nhớ tốt, đồng thời dễ uốn nắn nên giai đoạn 2-6 cần thổi cho trẻ những nguyên tắc và những kỹ năng cơ bản phục vụ cho bản thân. Nhưng một sự thật đó là những kỹ năng sống đó chưa được cha mẹ coi trọng mà chỉ chú trọng đến các môn văn hóa của con.

Bạn đã bao giờ thật sự hiểu kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì? Nó có thật sự cần thiết với trẻ hay không? Bạn có cho rằng trẻ nhỏ những kỹ năng đó không cần thiết mà nên để chúng phát triển một cách tự nhiên?

Nhưng bạn có biết những việc tưởng chừng đơn giản nhất nhưng nó chính là những kỹ năng giúp trẻ sinh tồn. Bạn cho rằng ăn, ngủ, chơi…là những việc rất đơn giản nhưng nó cũng cần kỹ năng riêng của nó. Bạn thử nhìn lại xem con mình đã làm được những việc gì, công việc tối thiểu nhất là tự phục vụ bản thân liệu con bạn đã tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự chuẩn bị đồ dùng cho bản thân hay con bạn đã có những kỹ năng tự bản vệ bản thân chưa?

Có ai đó đã nói “ gieo hành vi, gặt thói quen” ở lứa tuổi mầm non hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành được thói quen tích cực cần phải thông qua trải nghiệm và thích nghi . Nếu cha mẹ bao bọc, không cho phép chúng có môi trường trải nghiệm thì làm sao trẻ có thể hình thành được thói quen tích cực cho bản thân. Ngày nay, cuộc sống no đủ hơn, cha mẹ tấp nập lo công việc, kiếm thật nhiều tiền để lo cho con cuộc sống đầy đủ, thuê giúp việc chăm sóc cho con cơm đưa tận miệng, quần áo có người mặc hộ, giày dép có người có người xỏ, quàn áo có người giặt, ngã thì có người nựng, nâng... Lớn hơn một chút đi học có người đưa đi, học bài thì có sách giải mà không cần suy nghĩ, đi học thì cô giáo đọc cho chép về học thuộc, bị bắt nạt thì chỉ biết khóc hoặc mách cô giáo mà không biết cách tự giải quyết, cả ngày chỉ biết lao vào học, điện tử, máy tính, ipad...

Cha mẹ luôn cho rằng con nhỏ thì không nên bắt con vào khuôn phép mà mất đi nét hồn nhiên của trẻ vì vậy luôn bao bọc, nựng con, tất cả mọi việc đều làm giúp con, không cho con ra chơi ngoài vì sợ bị ngã đau. Nhưng cha mẹ có biết chính cha mẹ đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình có quá thụ động, nhu nhược, quá nhút nhát, quá hiếu động, vô nguyên tắc… Và cha mẹ nhận ra rằng có điều gì đó thật sự không ổn với con của chính mình. Càng lo lắng hơn, bạn càng cố giữ con trong vòng tay bảo vệ của bố mẹ, và thế là như một cái vòng luẩn quẩn. Con càng ngày càng mất đi năng lực thích nghi và điều khiển chính cuộc sống của mình lúc đó mới đi tìm đến những cơ sở giáo dục để định hướng lại nhân cách cho con. Nhưng cha mẹ đâu có biết, cái nôi của sự giáo dục nguyên tắc của con đều xuất phát từ gia đình. Ngay từ đầu cha mẹ thổi nguyên tắc vào cho con, dạy con biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, dạy con biết cách tự lập như phục vụ bản thân, dạy con biết bảo vệ bản thân “ngã phải tự đứng lên, phải làm gì khi bị người khác bắt nạt mà không phải mách cô giáo, mách bố mẹ”. Dạy con cách sinh tồn khi không có bố mẹ ở nhà con phải làm cách nào để không bị đói, dạy con biết nấu 1 món ăn đơn giản. Dạy con những cách thoát hiểm khi bị chó cắn, cách chơi an toàn với thú nuôi…những điều tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không thổi ngay từ đầu thì làm sao trẻ có được những kỹ năng đơn giản đó. Kỹ năng đơn giản con còn chưa biết thì sao có thể nói đến những kỹ năng cao hơn, khó hơn.

Hiện nay, phụ huynh thường coi trọng văn hóa của con hơn, hay nói đúng hơn là chạy theo “thành tích”. Những cuộc đua của các gia đình “Gia đình nào có con học giỏi nhất, tốt nhất” và con cho đi học cả tuần nào là tiếng Anh, toán,…mà bỏ ngoài những kỹ năng cần thiết nhất cho con. Học sinh lớp 7,8 vẫn phải bố mẹ đưa đón mà không dám cho đi xe bus. Bạn đã bao giờ dạy con quãng đường từ nhà đến trường sẽ đi như thế nào chưa? Bạn đã bao giờ đi bộ cùng con đến trường và chỉ cho con biết cách nhớ đường về nhà khi bố mẹ chưa đến đón chưa? Tôi tin chắc rất ít cha mẹ có thể làm được vì họ vội đi làm, lúc nào cũng vội vã đưa con đến trường và con cũng chẳng nhớ được đường từ nhà đến trường có những cái gì, có thể dựa vào những cái gì để ghi nhớ.


Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là những điều cao siêu mà nó ở gần ngay bên bạn, bên con. Quan trọng là cha mẹ muốn con mình lớn lên trở thành người như thế nào, bản thân cha mẹ cần cái gì, thiếu gì, cần dựa vào cái gì để sống, để thành công thì hãy dạy con những điều như thế. Việc xây dựng kỹ năng sống cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có thế chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt.

Cha mẹ có thể làm gì giúp con phát triển toàn diện?
Thứ nhất: Hãy dạy con tự phục vụ bản thân: Tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp đồ, tự giặt đồ, tự học bài…

Thứ hai: Dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Biết phân biệt nguy hiểm, biết xử lý khi bị ngã, biết tự xử lý vết thương, biết tránh xa những nơi nguy hiểm…

Thứ ba: Dạy con kỹ năng tự lập (kỹ năng sống đơn lẻ)

Dạy con biết tự đứng lên khi ngã, biết nấu những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình, biết phân biệt những đồ ăn nào có thể ăn, biết tự đi đến trường, biết chuẩn bị đồ dùng khi đến trường…

Thứ tư: Dạy con kỹ năng giao tiếp giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu và hình thành thói quen cảm ơn, xin lỗi, chia sẻ, quan tâm, yêu thương…

- Kỹ năng khi giao tiếp với bố mẹ, ông bà

- Kỹ năng giao tiếp với người lạ

- Kỹ năng giao tiếp với bạn bè

Thứ năm: Dạy con sự tự tin để giúp con biết mình là ai, cả về cá nhân và trong mối quan hệ với người khác, sự tự tin trước đám đông

Ngoài ra còn rất nhiều kỹ năng khác cha mẹ cần giáo dục cho trẻ trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất cần thiết vì nhân cách của con do cha mẹ xây lên, viết lên từ những viên gạch nhỏ thành một “Thành trì” vững chắc, bền vững theo thời gian chứ không phải là thói quen tạm thời.

Kỹ năng sống quan trọng cần dạy cho trẻ!

23:05 |
Trong thời đại công nghệ ngày nay, trẻ em dường như được học cách làm thế nào để sử dụng máy tính truy cập vào mạng Internet nhiều hơn kỹ năng sống cơ bản. Nên dạy kỹ năng sống ngay từ nhỏ giúp trẻ tạo dựng được nền tảng cơ bản trong suốt những năm thơ ấu của mình.

Sớm dạy trẻ những kỹ năng sống:

1.  Quản lý tiền
Một kỹ năng sống  quan trọng cần dạy cho trẻ là việc quản lý tiền bạc một cách hợp lý. Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra trợ cấp cho con bạn. Tuy nhiên, cần phải cho trẻ biết rằng, tiền không thể tự do chi tiêu theo ý muốn. Thêm nữa, hãy là một tấm gương tốt. Trẻ sẽ quan sát việc chi tiêu của bạn và xem bạn có làm những gì mà bạn nói không.
2.  An toàn
Dạy trẻ em không nói chuyện với người lạ chỉ là một phần của việc dạy chúng kĩ năng ứng xử khéo léo khi đi trên đường. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà, chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên. Hãy luôn luôn nhắc nhở trẻ bình tĩnh giải quyết những khó khăn với một suy nghĩ tích cực rằng hầu hết mọi người đều tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ.

(Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Dạy các biện pháp an toàn cơ bản khi bạn tham gia các hoạt động, chẳng hạn như đợi tín hiệu cho phép đi bộ tại nút giao thông, và mặc đồ bảo hộ trong khi chèo thuyền hoặc sử dụng các công cụ.
3.  Những lựa chọn khôn ngoan
Việc đưa ra quyết định có vẻ quá sức với trẻ. Với nhiều phương án lựa chọn trong mọi lĩnh vực về cuộc sống, thật khó để biết được lựa chọn nào là tốt nhất. Bắt đầu dạy con bạn làm thế nào để có những lựa chọn trong khi chúng còn nhỏ. Một đứa trẻ mẫu giáo có thể được tùy chọn thực đơn cho bữa ăn trưa. Làm cho nó đơn giản đối với trẻ bằng cách chỉ đưa ra hai lựa chọn.
Khi một đứa trẻ dần lớn lên, hãy cho trẻ nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn quần áo, các địa điểm du lịch và các hoạt động ngoại khóa. Tất nhiên, là phụ huynh bạn có quyền quyết định cao nhất. Tuy nhiên, đồng hành với trẻ trong việc ra quyết định có thể dạy cho trẻ những bài học quan trọng, chẳng hạn như những quyết định của trẻ ảnh hưởng như thế nào tới người khác.
4.  Trách nhiệm
Dạy cho trẻ về tinh thần trách nhiệm có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng. Hãy bắt đầu dạy một đứa trẻ về trách nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể của bé, chẳng hạn như dọn dẹp chỗ chơi hay phòng ngủ, hoặc là giúp đỡ bố mẹ lau bàn ăn.
Cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho trẻ. Hãy chỉ cho con bạn làm thế nào để hoàn thành những cam kết bằng cách chính bạn hoàn thành những điều đó. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi ngồi lại và dõi theo việc con mình phải chịu những hậu quả gì khi không làm tròn trách nhiệm. Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác.

                                                                                                                Nguồn: http://nhatvietedu.vn